Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

XỬ LÝ NGỘ ĐỘC MỘT SỐ CHẤT ĐẶC BIỆT
Đi hàng đầu trong nguyên nhân gây ngộ độc là các loại thuốc ngủ và an thần. Khuynh hướng sử dụng nhóm benzodiazepin (seduxen) ngày một tăng. Ở nông thôn, ngộ độc hóa chất trừ sâu là chủ yếu, trong đó nhóm photpho hữu cơ chiếm 89%
Ngộ độc một số chất thường gặp:
1. Thuốc ngủ (barbituric)

                                            Ngộ độc thuốc ngủ

Thuốc barbituric thường chia làm 2 loại: nhóm tác dụng dài như phenobarbital. Tác dụng bắt đầu 30-45 phút sau khi uống và kéo dài từ 4-8 giờ. Uống 6 gam có thể chết. Nhóm tác dụng ngắn như amobarbital, pentobarbital. Tác dụng bắt đầu 15-30 phút sau khi uống và kéo dài 2-4 giờ.
Triệu chứng: nhiễm độc nhẹ, bệnh nhân không hôn mê sâu, trông như ngủ say. Nhiễm độc nặng: có hôn mê, đồng tử co lại.
Xử lí: phải chuyển bệnh nhân đi bệnh viện để rửa dạ dày ngay. Phải chú ý giữ cho hô hấp thông suốt. Nếu ngừng thở thì phải thổi ngạt.
2. Benzodiazepin (Seduxen)
Nhóm thuốc gồm nhiều chất chữa chứng lo âu, rối loạn giấc ngủ. Nhưng dùng nhiều và liều cao lâu ngày có thể trở nên nghiện, nhất là ở người lớn tuổi.
Triệu chứng: ngủ say, nếu nặng thì hôn mê và suy hô hấp, trụy mạch, suy thận.
Xử trí: rửa dạ dày. Dùng thuốc rửa độc đặc hiệu của benzodiazepin là flumazenil, biệt dược pháp là anexate đóng ống 10 ml = 1mg hoặc ống 5 ml= 0,5 mg. Tiêm tĩnh mạch chậm, tổng liều không quá 2 mg. Đặc biệt lưu ý thông khí tốt phòng suy hô hấp.
3. Hóa chất trừ sâu:

Ngộ độc hóa chất trừ sâu

Danh từ hóa chất trừ sâu hiện nay khá rộng, bao gồm 6 loại: nhóm phospho hữu cơ, nhóm clo hữu cơ, nhóm carbamat, nhóm pyrethrin, nhóm trừ sâu kim loại, nhóm hóa chất hữu cơ và nhóm hóa chất thảo mộc.
Nhưng hay gặp là nhóm phospho hữu cơ, clo hữu cơ, và carbamat.
 Nhóm phospho hữu cơ: trong nông nghiệp nhóm này có ưu điểm là phân giải nhanh trong đất nhưng rất độc. Các thuốc ta thường dùng là DDVP, chlorophos, metaphos, basudin, monitor, và Bi 58.
Người ngộ độc có mùi hơi thở hoặc mùi chất nôn giống thuốc sâu, người bệnh có triệu chứng tăng tiết dịch, co thắt phế quản, đồng tử co, nhịp tim chậm( kiểu cường phó giao cảm của muscarin) + co giật thớ cơ mí mắt, mặt, lưỡi, cổ, lưng( kiểu thần kinh của nicotin).
Xử trí: tiêm ngay atropin nếu có, có thể tiêm được 20mg dưới da, chia thành nhiều lần,cách nhau 1 giờ 2 ống. Sau đó chuyển đến viện để rửa dạ dày và điều trị chuyên khoa.
• Nhóm clo hữu cơ: ít hơn chất trên. Hiện nay nhóm clo hữu cơ vẫn được dùng như DDT, 666, Keltan, polyclocanifen.
Nếu theo đường khí: khi phun ddt, người bệnh bị hắt hơi, ho dai dẳng, mệt mỏi, sau đó khó thở, nếu nặng có thể bị phù phổi cấp. Nếu theo đường tiêu hóa: buồn nôn, đi ngoài, đau hàm và họng, tê đầu chi, lên cơn giật, rồi ngừng thở.
Xử lí: phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc, cởi áo quần. Để nạn nhân ở tư thế nằm, ủ ấm. Nếu ngộ độc theo đường tiêu hóa phải gây nôn. Nhanh chóng chuyển đi viện. trường hợp dính nhiều hóa chất vào da phải cởi hết quần áo, rửa sạch sẽ toàn bộ hóa chất bằng xà phòng, ở mắt thì rửa bằng dung dịch nước muối sinh lý hay thật nhiều nước sạch.

                                         Cách xử lí gây nôn

• Nhóm carbamat: các hợp chất carbamat hữu cơ hiện đang dùng ở nước ta là : Bassa, Furadan, Mipsin, Padan, thường dùng thay phospho hữu cơ vì quá độc. Triệu chứng nhiễm độc và cách xử lí tương tự như phospho chất hữu cơ.

Cây tỏi độc
Tên khoa học là: Colchicum autumnale.
Họ Hành – Liliaceae.

Đặc điểm thực vật:


Tỏi độc là cây thân thảo, sống lậu năm, có 1 thân hành to mẫm mọc sâu dưới đất, quanh thân có phủ có phủ lớp vảy màu nâu là gốc của những lá cũ khô đi.
Cán hoa có 3 – 4 hoa, hoa có hình ống dài, cao vượt trên mặt đất. Phần ống hoa phía trên có hình chuông, có 6 cánh bầu dục, màu tím hồng nhạt.
Lá to, dài, đầu lá nhọn và hẹp; quả nang.

Phân bố, trồng trọt, chế biến:

Cây mọc hoang trên những đồng cỏ ở các nước trung và nam châu Âu, các nước trồng nhiều như Hungari, Rumani.
Trồng bằng hạt hoặc bằng giò của cây tỏi độc.
Quả có màu nâu khi chín. Quả cắt về phơi khô, thu được các hạt đem phơi thật khô để đảm bảo hàm lượng hoạt chất.

Bộ phận dùng:

Hạt chín đã phơi khô.

Thành phần hoá học:

Các alcaloid gồm colchicin, demecolcin, colchicosid.
Dầu béo, acid benzoic, phytosterol, tanin, đường.
Phần giò tỏi độc chứa alcaloid,tinh bột, đường, tanin, nhựa, gôm.

Công dụng:

Colchicin gây độc với động vật máu nóng, biểu hiện ngộ độc là tiêu chảy,tụt huyết áp, liệt thần kinh trung ương; các biểu hiện xuất hiện sau vài giờ.
Trong chữa bệnh, colchicin dùng để điều trị gout, đặc biệt gout cấp tính.

Cây ích mẫu


Có 2 loài ích mẫu là Leonurus artemisia và L. Sibiricus.
Thuộc họ hoa Hoa môi – Lamiaceae.

Đặc điểm thực vật:

L.artmisia là loại cây thảo sống 1 năm hoặc 2 năm, cao từ 50 – 100 cm. Thân cây vuông, có nhiều rãnh dọc, lông mịn, ruột xốp. Lá mọc đối, có răng cưa nông, 2 mặt lá đều có lông mềm như nhung, lá xẻ sâu thành các thuỳ hẹp, không đều; lá ở ngọn ngắn ít xẻ hay còn nguyên.
Hoa mọc thành vòng, dày đặc ở kẽ lá; lá bắc hình dùi ngắn hơn đài, đài hoa hình chuông, có 5 răng nhọn và có lông; tràng hoa có màu trắng hồng hoặc tím nhạt.
Quả bế, 3 cạnh, nhẵn, lúc chín có màu nâu sẫm.

Phân bố, trồng trọt, thu hái:

Cây mọc hoang ở các vùng đất ẩm, có nhiều ở vùng trung du và đồng bằng bắc bộ.
Trồng bằng hạt vào tháng 10, cây ưa sáng, ưa ẩm, sinh trưởng tốt vào mùa hè, tàn vào vào giữa thu.
Ích mẫu thu hoạch vào mùa hè, lúc hoa chớm nở, thu hái cây về, loại sạch đất cát rồi đem phơi, sấy khô.
Quả hay còn gọi là sung uý tử, thu hái vào mùa thu khi quả chín. Phơi khô, đập, rũ lấy quả; quả có màu nâu bóng.

Bộ phận dùng:

Thành phần trên mặt đất ; quả ích mẫu.
Thành phần hoá học:
Trong lá chứa alcaloid, tanin, chất đắng, saponin, flavonoid ( rutin ), tinh dầu.

Tác dụng, công dụng:

Leonurin làm tăng trương lực và tần số co bóp tử cung thỏ cô lập.
Dung dịch leonurin 1% tiêm tĩnh mạch mèo làm tăng tần số và biên độ hô hấp.
Cao lỏng ích mẫu có tác dụng an thần, kháng khuẩn; tăng co bóp và trương lực cơ tử cung cô lập ở chuột lang, thỏ, chó.
Trong dân gian, ích mẫu được dùng làm thuốc chữa rong kinh, tử cung co hồi không tốt, rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều khí hư.
Thuốc chữa bổ huyết, cao huyết áp, viêm thận.
Quả ích mẫu chữa phù thũng, suy thận, mắt mờ.

Cây hoàng liên

Đặc điểm thực vật:

cây hoàng liên

Hoàng liên thuộc cây thân thảo, sống nhiều năm, cây cao tầm 15 – 35 cm. Thân cây mọc thẳng, phân nhánh; cây có nhiều rễ nhỏ. Lá mọc so le nhau, mọc từ thân rễ lên, cuống lá khá dài từ 6 – 12 cm. phiến lá co 3 -5 lá chét, lá chét chia thành nhiều thuỳ, mép có răng cưa.
Trục cây có 2 hay nhiều nhánh mang hoa. Hoa hình mũi mác dài bằng ½ lá đài, lá đài màu vàng lục. Quả đại có cuống, chứa khoảng 7 – 8 hạt có màu xám.

Phân bố:

Cây mọc ở nơi có độ cao từ 1500 – 1800 m. Cây được tìm thấy ở Trung Quốc, có nhiều ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc.
Ở Việt Nam, cây mọc trên dãy Hoàng Liên Sơn.
Cây hoàng liên thích hợp trồng ở nơi ưa lạnh, mát ẩm thấp, nhiệt độ nơi trồng dưới 30oC, đất dễ tháo nước. Nếu trồng cây, có thể bón phân chuồng, phân xanh; đất chua có thể dùng vôi để khử chua.

Trồng trọt:

Cây trồng bằng hạt bằng cách trộn hạt với cát theo tỉ lệ 1:1 rồi đem gieo.
Thu hái:
Thời gian: cuối mùa thu, đầu màu đông.
Đối với hoàng liên trồng thì thu hái sau 4 – 5 trồng.
Đào cả cây đem về, loại bỏ đất cát, cắt thân, bỏ lá sau đó đem phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

Thân rễ của cây hoàng liên.
Đặc điểm dược liệu: các mẩu rễ cong queo, có nhiều đốt và phân nhánh, nhìn giống chân gà nên còn gọi là hoàng liên chân gà. Rễ có màu vàng nâu, còn dấu vết của rễ phụ và cuống lá. Thể chất cứng, rắn, gỗ màu vàng tươi, không mùi, vị rất đắng.

Thành phần hoá học:

Các alcaloid, trong đó quan trọng nhất là berberin, ngoài ra còn có Worenin, coptisin, palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin. Tỉ lệ alcaloid trong cây thay đổi theo theo từng thời kì sinh trưởng và theo thời tiết.
Thành phần khác: tinh bột, acid hữu cơ.

Công dụng:

Hoàng liên có tác dụng chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn; dạng thuốc sắc, ngày 3 -6 g, chia 3 lần.
Tác dụng chữa viêm dạ dày ruột.
Chữa đau mắt đỏ: nhỏ dung dịch hoàng liên vào mắt.
Tác dụng chữa bệnh sốt nóng nhiều, khó ngủ, trĩ, thổ huyết, chảy máu cam, viêm nhiễm, mụn nhọt.
Chế phẩm berberin dùng để chữa tiêu chảy, lỵ,nhiễm khuẩn.

↑このページのトップヘ